Trong phần trước chúng ta đã thực hiện xong phần cài đặt OctoberCMS, tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các khái niệm cơ bản để có thể sử dụng OctoberCMS một cách hiệu quả. OctoberCMS cũng giống các CMS khác đều chia thành hai phần:
Phần frontend phụ thuộc vào bạn chọn giao diện (theme) nào mà có cấu trúc và cách hiển thị khác nhau. Chúng ta tạm quên đi phần này mà cùng tìm hiểu về backend. Mặc định để truy cập vào vùng quản trị (từ giờ sẽ dùng từ backend) có đường dẫn là yourdomain.com/backend (Bạn có nhớ trong bài trước ở bước 2 phần cài đặt có thể thiết lập được đường dẫn này?).
Như bạn thấy đấy, giao diện bảng điều khiển (dashboard) của OctoberCMS khá đơn giản với trên cùng là thanh menu điều hướng bao gồm:
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể các thành phần trên trong phần tiếp theo. Dashboard khá đơn giản nên chúng ta sẽ bỏ qua vì ở đây chủ yếu hiển thị thông tin trạng thái hệ thống. Thành phần này sẽ được tìm hiểu sâu hơn trong phần thiết kế các Widget và tích hợp vào bảng điều khiển dashboard.
Đây là phần quan trọng nhất của OctoberCMS và nó cũng làm nên sự khác biệt với các hệ thống quản trị nội dung phổ biến hiện nay như Wordpress, Joomla, Drupal...
Giao diện CMS nơi làm việc thường xuyên nhất trong OctoberCMS được chia thành 3 phần:
Đây là phần hay nhất của OctoberCMS vì cách thực hiện mô đun hóa này giúp cho tạo ra các trang web nhanh chóng do sử dụng lại code hiệu quả. Chúng ta cùng tìm hiểu mô hình này:
Tại sao việc mô đun hóa như thế này hiệu quả, chúng ta cùng phân tích nhé. Đầu tiên trong website chúng ta sẽ có rất nhiều các trang ví dụ: trang chủ, trang bài viết, trang diễn đàn... Các trang này về nội dung là khác nhau nhưng về cấu trúc bố trí (layout) là giống nhau, ví dụ đầu tiên có phần header chứa thanh menu điều hướng, có phần chứa nội dung và phần sidebar chứa các thông tin phụ trợ, phần footer chứa các thông tin cuối trang như thông tin liên hệ.
Trong hệ thống chúng ta có thể tạo ra nhiều layout khác nhau, với mỗi page khi áp dụng một layout cụ thể sẽ có thể hiện khác nhau.
Các layout lại được mô đun hóa thành các partials, contents với việc sử dụng các tài nguyên trong assets như hình ảnh, âm thanh, các file css, javascript.
Components là các thành phần chứa code có thể tạo ra các nội dung theo điều kiện logic, nó tác động và cung cấp dữ liệu cho partials.
Trong phạm vi bài viết này, bạn sẽ khó có thể hiểu tường tận được pages, layouts, partials, contents, components... chúng ta sẽ nghiên cứu các khái niệm này rất kỹ trong phần Tạo giao diện cho OctoberCMS và Xây dựng tính năng qua plugin trong OctoberCMS vì đây là phần cốt lõi của hệ thống. Hiện tại bạn chỉ cần nắm sơ lược chức năng của từng thành phần và hãy nhớ đến mô hình ở trên, bạn sẽ tham khảo lại nó rất nhiều đấy.
Cũng giống như các CMS khác, OctoberCMS cũng có phần quản trị các tài nguyên như ảnh, file âm thanh, video và các loại tài nguyên khác, cho phép tạo ra các cấu trúc thư mục để quản lý dễ dàng hơn.
Với các tài nguyên như hình ảnh có sẵn công cụ đơn giản như crop ảnh.
Trong phần giao diện settings có hai phần hay dùng là thiết lập giao diện và quản lý cài đặt plugin.
Plugin là gói phần mềm cung cấp một chức năng nhất định cho OctoberCMS, ví dụ Rainlab.Blog là plugin cho phép các tính năng Blog cơ bản cho một website.
Chúng ta đã cùng làm quen một số khái niệm cơ bản trong OctoberCMS, để hiệu quả, bạn hãy cài đặt một môi trường OctoberCMS trên máy tính cá nhân và thực hiện tìm hiểu các thành phần cơ bản này. Những bài viết đầu tiên sẽ hơi nhàm chán vì đa phần là kiến thức mà chưa có thực tế tạo ra các nội dung mong muốn, trong các hướng dẫn tiếp theo bạn sẽ bắt đầu thấy sự thú vị khi bắt đầu tạo ra được các nội dung ở frontend.
october layout 2 october page 2 october partial 2Đam mê lập trình, muốn chia sẻ kiến thức với mọi người
Bài hướng dẫn trên là một phần khóa học Hướng dẫn OctoberCMS từ A đến Z.
- of 0
Không bình luận, chỉnh sửa được: Bạn cần phải đăng nhập.
0 BÌNH LUẬN